Hiểu một cách cơ bản về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

0
1718

Viêm tiểu phế quản là  1 bệnh viêm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình xảy ra ở trẻ từ 1 tháng đến 2 tuổi do siêu vi gây ra , khởi phát sau viêm hô hấp trên với đặc trưng là các triệu chứng : ho , khò khè , thở nhanh , rút lõm lồng ngực.

1.Viêm tiểu phế quản cấp là gì ?

Là 1 bệnh viêm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình xảy ra ở trẻ từ 1 tháng đến 2 tuổi do siêu vi gây ra , khởi phát sau viêm hô hấp trên với đặc trưng là các triệu chứng : ho , khò khè , thở nhanh , rút lõm lồng ngực.

2.Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản cấp là gì ?

Viêm tiểu phế quản do siêu vi đường hô hấp gây ra.
Virus hợp bào hô hấp ( RSV ) là tác nhân hàng đầu : chiếm 50-70 % các trường hợp VTPQC.
Human metapneumovirus
Adenovirus : là loại có khả năng gây biến chứng nặng.
Các siêu vi khác : Rinovirus, parainfluenza…..

3.Bệnh lây truyền như thế nào ? :

Bệnh truyền qua đường hô hấp từ trẻ này sang trẻ khác qua các giọt chất tiết đường hô hấp . RSV có thể sống trên da 30 phút , 6-7 tiếng trên quần áo , vật dụng. vài ngày trong các giọt tiết hô hấp

4.Triệu chứng của bệnh như thế nào ?

 

Khởi đầu trẻ bị viêm long hô hấp trên với các triệu chứng : sốt nhẹ hoặc vừa, ho , sổ mũi, hắt hơi….
Sau 1-3 ngày xuất hiện khò khè , thở nhanh , co lõm lồng ngực, hõm ức, khoảng gian sườn.

5.Có cần làm các xét nghiệm hay xquang ngực hay không?

Đa số các trường hợp không cần đến các xét nghiệm hay xquang ngực .
Chụp xquang ngực và xét nghiệm máu khi cần : xác định biến chứng của VTPQ cấp, phân biệt với 1 số nguyên nhân khác gây khò khè như viêm phổi, dị vật đường thở, đánh giá các nhiễm trùng đi kèm.
Công thức máu : công thức máu không có biến đổi , khi có bội nhiễm hoặc nhiễm trùng đi kèm thì bạch cầu sẽ tăng, với dòng đa nhân trung tính ưu thế.
CRP : nếu có bội nhiễm CRP > 20 .
Xquang phổi :
+ Dày thành phế quản/ viêm phổi kẽ : 50-80 %
+ ứ khí phế nang : 50 % , chỉ có ứ khí đơn thuần : 2 %.
+ thâm nhiễm phổi : 30 %
+ Xẹp phổi : xẹp thùy trên phổi phải thường gặp nhất , xẹp thùy giữa 22 %, thùy lưỡi 16 %. Xẹp thùy dưới : 5 %.
+ Bình thường : 10 %.


6.Khi nào cần cho trẻ nhập viện ?

Trẻ dưới 3 tháng tuổi có 1 trong 2 biểu hiện sau :
+ Nhịp thở nhanh theo tuổi : từ 60 lần trở lên với trẻ dưới 60 ngày , từ 50 lần trở lên với trẻ từ 60 – 90 ngày tuổi.
+ Mạch trên 140 lần/ p
Trẻ từ 3 tháng trở lên : cho nhập viện khi có 1 trong các dấu hiệu :
+ Nhịp thở ≥ 70 lân/ p
+ Mạch ≥ 150 l/ p
+ tím tái
+ Thay đổi tri giác.
+ xẹp phổi trên Xquang.
Có cơn ngưng thở.

7. Điều trị tại nhà cho những trường hợp VTPQ không nặng :

Bù đủ nước
Thông thoáng mũi bằng nước muối sinh lý.
Theo dõi tiến triển của bệnh.
Không dùng các thuốc : dãn phế quản, corticoid, nước muối ưu trương.

8.Điều trị tại bệnh viện cho trường hợp nặng hoặc dưới 3 tháng :

Đầu cao 30 độ.
Thông thoáng mũi bằng nước muối sinh lý
Đảm bảo oxy : oxy ẩmqua cannula để duy trì SpO2 94- 96 % , NCPAP, chuyển ICU thở máy khi PaO2 < 70 mmHg và PaCO2 > 55 mmHg.
Đảm bảo nước và dinh dưỡng : dinh dưỡng đường miệng , sonde dạ dày, truyền tĩnh mạch.
Lưu ý : có thể khí dung thuốc salbutamol / andrealin 3 lần cho những trường hợp viêm TPQ nặng ( phập phồng cánh mũi ,co lõm ngực , thở rên, thở trên 70 l/ p, tím tái . Đánh giá trước khí dung và sau khí dung 1 giờ , nếu đáp ứng , duy trì mỗi 4-6 giờ , ngưng khi cải thiện.
===> Khi nào cần dùng kháng sinh ? Khi có dấu hiệu bội nhiễm hoặc đồng nhiễm vi khuẩn :
– sốt cao đột ngột hoặc kéo dài.
– Viêm tai giữa cấp chảy mủ.
– Diễn biến lâm sàng xấu nhanh.
– CTM : Bạch cầu tăng, đa nhân ưu thế.
– CRP >20 mg/l
– Xquang phổi : thâm nhiễm tiến triển.
– cấy bệnh phẩm ( + ).

9.Bệnh có thể có biến chứng gì ?

– mất nước.
– ngưng thở : 5 %
– suy hô hấp : 14 %
– bội nhiễm vi khuẩn : 1.2 %

10 . Diễn biến thuận lợi như thế nào

-thường thì khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho nặng có thể kéo dài >= 14 ngày.

11 Trẻ nào là đối tượng nguy cơ cao ?

– sanh non < 37 tuần, tuổi < 12 tuần.
– Tim bẩm sinh.
– Dị tật bẩm sinh đường hô hấp.
– loạn sản phế quản phổi.
– Bệnh lý thần kinh cơ.
– suy giảm miễn dịch.

12.Làm sao để phòng bệnh cho trẻ ?

– Giữ vệ sinh bàn tay
– Tránh khói thuốc lá.
– Tránh tiếp xúc với người bị NKHHC
– Chủng ngừa cúm hàng năm.
-Các đối tượng nguy cơ cao : palivizumab : 15 mg/kg/tháng tiêm bắp . Mỗi tháng 1 lần liên tục trong 5 tháng mùa bệnh.

Nguồn: BS. Trần Công

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây