CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG ECOLI TRONG THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Những khuyến cáo sau đây nên được thực hiện trong mọi trường hợp, đặc biệt là “nấu chín kỹ” để thức ăn đạt nhiệt độ ít nhất là 70 ° C. Hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa trái cây và rau quả một cách cẩn thận, đặc biệt là nếu chúng được ăn sống. Nếu có thể thì bạn nên bóc vỏ trái cây trước khi ăn. Các đối tượng dễ bị tổn thương (như trẻ nhỏ và người cao tuổi) nên tránh việc tiêu thụ các sản phẩm thịt sống hoặc chưa chế biến, sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm làm từ sữa tươi không hợp vệ sinh.
Contents
1.Hộ gia đình nên làm gì để đề phòng ecoli có trong thực phẩm?
Các biện pháp đề phòng ngừa nhiễm E. coli O157: H7 cũng tương tự như cách phòng bệnh gây ra bởi các vi sinh vật nói chung tác động lên thực phẩm . Chiến lược diệt mọi vi khuẩn có hại ẩn dật trong thực phẩm luôn được toàn cầu hóa như một chiến dịch và kêu gọi nhiều quốc gia tham gia, chiến lược ấy được WHO mô tả ngắn gọn thành ” Năm chìa khóa để đảm bảo an toàn thực phẩm ” ,và dĩ nhiên chiến lược này có thể ngăn ngừa việc lây truyền nhiều bệnh do thực phẩm gây ra và cũng có thể bảo vệ chống lại các bệnh ở thực phẩm do STEC gây ra.
Năm chìa khóa để đảm bảo an toàn thực phẩm là:
- Giữ sạch sẽ.
- Không để lẫn đồ tươi sống.
- Nấu chín kỹ.
- Giữ thức ăn ở nhiệt độ an toàn.
- Sử dụng nước sạch và nguyên liệu sạch để chế biến.
Những khuyến cáo sau đây nên được thực hiện trong mọi trường hợp, đặc biệt là “nấu chín kỹ” để thức ăn đạt nhiệt độ ít nhất là 70 ° C. Hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa trái cây và rau quả một cách cẩn thận, đặc biệt là nếu chúng được ăn sống. Nếu có thể thì bạn nên bóc vỏ trái cây trước khi ăn. Các đối tượng dễ bị tổn thương (như trẻ nhỏ và người cao tuổi) nên tránh việc tiêu thụ các sản phẩm thịt sống hoặc chưa chế biến, sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm làm từ sữa tươi không hợp vệ sinh.
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thực phẩm hoặc sau khi tiếp xúc với nhà vệ sinh rất được khuyến khích, đặc biệt đối với những người chăm sóc trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc những người bị suy giảm miễn dịch vì vi khuẩn có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc thực phẩm, nước và tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh.
Một số trường hợp nhiễm STEC đã được ghi nhận là do xuất hiện ầm bệnh trong nước giải khát. Do đó, chúng ta không được chủ quan với bất kì thực phẩm nào.
2.Các nhà sản xuất trái cây và rau quả cần làm gì để đề phòng ecoli?
” Năm bí quyết để phát triển trái cây và hoa quả an toàn hơn ” cũng được WHO soạn thảo và đưa ra khuyến cáo hàng năm nhằm cung cấp cho nông dân những nguồn rau quả tươi sạch cho bản thân, gia đình và để bán tại các chợ địa phương, và những biện pháp chủ yếu để ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh vật tươi trong trồng trọt, trồng, thu hoạch và lưu trữ cũng được khuyến cáo liên tục.
Năm bí quyết để phát triển trái cây và rau an toàn hơn là:
- Thực hành vệ sinh từng cá nhân trong doanh nghiệp tốt.
- Không dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
- Phải có bồn xử lí phế thải.
- Đánh giá và quản lý rủi ro nếu có từ nước công nghiệp.
- Giữ các thiết bị thu hoạch và lưu trữ sạch và khô.
3.Phản ứng của WHO
WHO cung cấp các đánh giá khoa học để đề phòng và kiểm soát STEC trong thực phẩm tốt hơn. Những đánh giá này là nền tảng cho các tiêu chuẩn, nguyên tắc và khuyến cáo quốc tế về an toàn lương thực, do Ủy ban Codex Alimentarius soạn thảo.
WHO khuyến khích tăng cường các hệ thống an toàn thực phẩm bằng cách khuyến khích thực hành tuyên truyền cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng về việc xử lý thực phẩm phù hợp để tránh ô nhiễm.
Trong các vụ dịch bùng phát E. coli , chẳng hạn như ở châu Âu vào năm 2011, WHO hỗ trợ việc phối hợp chia sẻ thông tin và hợp tác thông qua các Quy định Y tế Quốc tế và Mạng lưới các Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc tế (INFOSAN) trên toàn thế giới. WHO đã, đang và sẽ làm việc chặt chẽ với các cơ quan y tế quốc gia để ngăn chặn hoàn hoàn các vụ duchj do ecoli gây ra.
Không có phản hồi