ĐẠI CƯƠNG CƠ BẢN VỀ KHỚP TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỚP
Contents
Khớp là nơi hai hay nhiều xương liên kết với nhau. Theo mức độ hoạt động và cấu tạo, các khớp được chia thành ba loại : khớp sợi , khớp sụn và khớp hoạt dịch .
1.Định nghĩa
Khớp là nơi hai hay nhiều xương liên kết với nhau. Theo mức độ hoạt động và cấu tạo, các khớp được chia thành ba loại : khớp sợi , khớp sụn và khớp hoạt dịch .
2.khớp sợi hay khớp bất động
Đây là các khớp bất động bởi vì các xương liên kết với nhau bằng mô sợi . Khớp giữa các xương sọ ( các đường khớp hay khớp khâu ), khớp chân răng hay huyệt răng ( khớp cọc), khớp giữa đầu dưới hai xương chày và mác (khớp dính sợi chày –mác dưới ) đó là những ví dụ về khớp sợi .
3.Khớp sụn hay khớp bán động
Ở lloaij khớp này, có một đệm sụn – sợi trắng ở giữa các đầu xương tiếp khớp .Khả năng cử động hạn chế mà khớp có được là nhờ đệm sụn –sợi có khả năng chịu được sức nén ép. Khớp mu và các khớp giữa các thân đốt sống là những khớp bán động .
4.Khớp hoạt dịch hay khớp động
Khớp hoạt dịch là khớp có ổ khớp có chứa hoạt dịch làm trơn khớp , cho phép khớp cử động tự do. Loại khớp này có mặt phổ biến ở các chi . Một lớp hoạt dịch ở chi có thể có những cử động sau đây :
– Gấp là bẻ gập một đoạn chi ra trước (ở chi trên ) hoạc ra sau (ở khớp gối )về phía đoạn chi gần hơn .
– Duỗi là làm một đoạn chi thẳng ra hoặc bẻ gập nó về phía sau.
– Giạng là chuyển dộng ra xa đường giữa cơ thể . Riêng ở bàn tay và bàn chân thì giạng ở các ngón là đưa các ngón ra xa ngón ở giữa .
– Khép là chuyển động về đường giữa của cơ thể .
– Quay tròn là sự kết hợp của các động tác gập duỗi giạng khép .
– Xoay tròn là sự chuyển động quanh trục dài của xương
– Sấp là cử động xoay gan ban ftay xuống dưới .
– Ngửa là cử động xoay gan bàn tay lên
– Nghiêng trong là xoay gan bàn chân về phía trong
– Nghiêng ngoài là xoay gan bàn chân ra phía ngoài
Tất cả các khớp hoạt dịch đều có cấu tạo chung .
– Sụn khớp hay sụn trong :những mặt khớp của các xương luôn được bọc bằng mộ lớp sụn trong . Lớp sụn này làm cho mặt khớp nhẵn và tuy là sụn ,nó cũng đủ vững chắc để chịu đựng được sức năng của cơ thể . Khi các mặt khớp có hình thể chưa được thích ứng với nhau , có thể có thêm sụn viền để làm cho mặt khớp lõm sâu thêm hoặc một sụn chêm nằm xen giữa phần ngoại vi của hai mặt khớp . Và cũng có lúc hai mặt khớp không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà giãn cách nhau bởi một đĩa sụn .chẳng hạn , nếu mặt khớp của hai xương đều có thể bị lồi thì đĩa khớp sẽ có hai mặt lõm.
Không có phản hồi