Hình ảnh số 1 chỗ ghi chú thích là ” Ống tai ngoài ” theo như tôi được học và trên giải phẫu sinh lý người thì đó phải là “Vòi nhĩ” hay còn gọi là “ống Eustachian”. Còn ống tai ngoài là nơi chúng ta thường đưa dụng cụ vào lấy ráy tai ở phía ngoài.
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÍ TAI CỦA CON NGƯỜI THÔNG MINH
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Tai là một cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, nó tuy nhỏ nhưng lại góp phần lớn vào cuộc sống con người.
Contents
1. Giải phẫu tai.
Tai bao gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
-Tai ngoài gồm: vành tai và ống tai ngoài
-Tai giữa gồm: hòm tai, vòi nhĩ và các xoang chũm.
-Cấu tạo của hòm nhĩ.
Hòm nhĩ giống như một cái hình trống dẹt. Bộ phận chủ yếu chứa trong hòm nhĩ là tiểu cốt. Hòm nhĩ được chia ra thành hai tầng. Tầng trên được gọi là tầng thượng nhĩ chứa tiểu cốt, tầng dưới được gọi là trung nhĩ (antrium) là một hốc rỗng chứa không khí và thông trực tiếp với vòi nhĩ.
Hòm nhĩ gồm có sáu thành:
Thành ngoài: Phía trên là ngách thượng nhĩ, phần dưới là màng nhĩ có hình bầu dục.
Thành trong: Có một đoạn nằm ngang của ống falope,
-phần trên là thành trong của tầng thượng nhĩ có gờ ống bán khuyên ngoài, nằm ở ngay trên ống falope. Ở một số trường hợp mà dây thần kinh VII không có ống xương che phủ nên khi đó viêm tai giữa dễ bị liệt mặt.
-phần dưới thành là thành trong của hòm nhĩ. Ở mặt này có hai cửa sổ là cửa sổ bầu dục ở phía trên và sau, và cửa sổ tròn ở phía sau và dưới.
Thành sau: Phần trên của thành sau là ống thông hang nó nối liền hang chũm với hòm nhĩ, còn phần dưới là tường dây VII để ngăn cách hòm nhĩ với xương chũm.
Thành trước: Thông với vòi tai (Eustachi), ở trẻ em lỗ vòi rộng, ngắn, dốc luôn mở thông với vòm mũi họng. Với đặc điểm cấu tạo vòi nhĩ nằm ngang, khá rộng và thẳng nên viêm nhiễm vùng mũi họng dễ xâm nhập vào tai giữa.
Thành trên: là trần nhĩ ngăn cách giữa hòm nhĩ với hố não giữa. Ở trẻ em đường khớp trai đá bị hở cho nên viêm tai giữa dễ bị viêm màng não.
Thành dưới: là xoang tĩnh mạch cảnh.
Tai trong: Nằm trong xương đá và đi từ hòm tai tới lỗ ống tai trong.
Gồm 2 phần là : phần mê nhĩ xương bao bọc bên ngoài và mê nhĩ màng ở trong.
Mê nhĩ xương: gồm 2 phần là tiền đình và loa đạo (ốc tai).
- – Tiền đình thông với tai giữa qua cửa sổ bầu dục ở phía trước, bên trong có ống bán khuyên nằm theo ba bình diện không
- – Loa đạo giống như hình con ốc sên có hai vòng xoắn rưỡi, và được chia thành hai vịn: là vịn tiền đình
thông với tiền đình và vịn nhĩ thông với hòm nhĩ bởi cửa sổ tròn và nó đựoc bịt kín bởi màng nhĩ phụ Scarpa.
Mê nhĩ màng: Gồm hai túi đó là cầu nang và soan nang, ống nội dịch và 3 ống bán khuyên màng. Trong cầu nang và soan nang sẽ có các bãi thạch nhĩ là vùng cảm giác thăng bằng. Trong ống bán khuyên thì có mào bán khuyên là vùng có chức năng chuyển nhận các kích thích chuyển động.
Loa đạo màng: nằm trong vịn tiền đình có cơ quan Corti chứa đựng các tế bào lông và các tế bào đệm, tế bào nâng đỡ.
Giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng có chứa ngoại dịch , còn trong mê nhĩ màng có nội dịch.
2.Thần kinh.
Các sợi thần kinh xuất phát điểm từ tế bào lông của cơ quan Corti sẽ tập hợp thành bó thần kinh loa đạo (TK ốc tai). Các sợi thần kinh xuất phát từ các mào bán khuyên và bãi thạch nhĩ sẽ tập hợp thành bó thần kinh tiền đình. Hai bó này tập hợp với nhau thành dây thần kinh số VIII chạy trong ống tai trong để vào não.