HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐÁNG LO
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Hội chứng trào ngược đã được biết từ lâu, mọi người trong chúng ta ít nhiều điều mắc phải, nhưng thập kỷ gần đây mới được chú ý nhiều là vì tác hại của nó và ngày nay trở thành đề tài nóng bỏng mang tính thời sự không chỉ có trong giới y khoa mà lan cả ra đời sống xã hội.
Contents
1.THẾ NÀO LÀ GERD
Trào ngược được gọi là một hội chứng, không còn là triệu chứng độc lập vì nó liên quan đến nhiều yếu tố như: bệnh lý dạ dày, đóng mở môn vị_ tâm vị, thực quản, chế độ ẩm thực và cách ăn…–>tác hại trực tiếp các bệnh lý liên quan Tai Mũi Họng.
— Phản xạ nuốt: khi ta nhai thức ăn “nhuyễn” và được vo tròn khi nuốt, ngay khi có phản xạ nuốt nắp thanh quản đóng đường thở lại thì lúc này miệng thực quản được mở ra để hứng trọn thức ăn xuống thực quản từng đợt theo chu trình ruột–>tiến sát kích thích–> tâm vị mở ra thức ăn rơi vào dạ dày–> kích thích dạ dày–> tâm vị đóng lại hết một chu trình phản xạ nuốt và cứ thế lại tiếp đến chu trình khác và cho đến khi xong bữa, lúc này tâm vị được đóng hoàn toàn để dạ dày nhào trộn nhủ tương thức ăn( nhũ trấp) và môn vị được mở ra nhũ trấp đi qua khỏi dạ dày để xuống ruột từng đợt tùy theo chủng loại thức ăn, nếu không theo trình tự việc đóng mở tâm vị và môn vị như vậy thì thức ăn có chứa dịch vị đi ngược lên thực quản thì được gọi là “hội chứng trào ngược”.
Theo như chúng ta biết bình thường thức ăn qua khỏi dạ dày tùy chủng loại mà có sự khác nhau, nhưng nhanh nhất cũng phải hai tiếng (thức ăn lỏng), chậm vào khoảng 7 tiếng (mỡ) đó là bình thường, nếu có kèm yếu tố khác như: viêm loét dạ dày, thiếu – thừa Acid; thức ăn khó tiêu như: nhiều tinh bột , nhiều mỡ…, ăn không đúng bữa, ăn quá no, stress…mà thức ăn không qua hết dạ dày trình tự theo thời gian –> lên men thối rữa sinh hơi–> trào ngược.
Khi bị trào ngược không chỉ có thức ăn mà đáng sợ hơn là Acid HCL, và mỗi khi chúng đi đến đâu thì đốt (cháy-bỏng) các cơ quan mà chúng đi qua được lót bởi niêm mạc như: thực quản, vùng hạ họng – thanh quản, họng, mũi xoang kể cả tai–>viêm cấp thời hoặc lâu dần trở thành bệnh lý mạn tính.
2.TRIỆU CHỨNG
Dấu hiệu để nhận biết HCTN: hơi thở hôi, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát dọc theo vùng giữa ngực( xương ức), chướng bụng, lợn giọng buồn nôn hoặc nôn, tăng tiết nhiều nước bọt, đắng miệng, ho khan…Khi có các dấu hiệu trên thì được qui kết HCTN nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị, không nên để kéo dài, vì nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu điều trị trở nên dễ dàng.
Việc phòng bệnh là quan trọng vì không chỉ có những người viêm loét dạ dày tá tràng mới có hội chứng trào ngược mà ngay cả những người bình thường cũng có hội chứng này nếu ta ăn không đúng cách như (phần sinh lý thức ăn qua dạ dày như mô tả trên). Quan trọng hơn trong phạm vi bài này tôi muốn đề cập đến ăn bữa tối “ăn khuya”. Ăn tối là một thói quen không khoa học vì lẽ: ăn tối ( khuya) là điều kiện thuận lợi để “HCTN” phát sinh, khi mà thức ăn thời gian chưa đủ để kịp qua khỏi dạ dày chúng ta đã nằm, đi ngược lại với nguyên lý trọng lực-> thức ăn trong dạ dày đổ dồn về tâm vị–> kích thích tâm vị mở ra–> thức ăn và dịch vị từ dạ dày chạy lên thực quản (họng mũi xoang) một cách dễ dàng, lúc này không gọi là ngược mà dường như là xuôi dòng, đã có thống kê của một số tác giả nghiên cứu về đề tài này và gần như là nó chiếm phần lớn trong các nguyên nhân của HCTN .
Một thói quen ăn tối không phải xa lạ gì với mỗi người chúng ta nhưng “mắc chi mà trước ngủ cảm giác cồn cào ! phải kiếm gì đó lót dạ mới an lòng” nhưng thói quen này nên dần được loại bỏ vì sự tác hại như tôi nêu trên, ngoài ra nó còn đóng vai trò tăng nhanh sự béo phì vì khi ngủ nhu cầu năng lượng cần rất ít (Gấu ngủ đông không cần năng lượng) và khi nạp calo không được tiêu hao thì chúng chuyển đổi thành mỡ–> chạy vào các mô dự trữ như( vùng bụng vùng mông…), và hơn thế để có được giấc ngủ ngon (không mộng mị ) thi não cần phải được tưới máu tốt, nhưng lúc này nó phải chi phối cho dạ dày làm việc (co bóp nhào nặn thức ăn)–> giấc ngủ không sâu và cũng vì nó mà đôi khi ảnh hưởng đến đời sống tình dục nhất là nam giới.
Người Phương Tây có thói quen dùng bữa tối (supper) như là một nét văn hóa nhưng gần đây do ý thức về tác hại của nó mà dần họ từ bỏ thói quen này.
Điều tôi muốn khuyên các bạn nếu được thì nên ăn bữa tối ít nhất là ba tiếng trước khi ” nằm” ngủ, nếu vì công việc bạn phải ăn trễ thì “nên rời bàn ăn trước khi bạn còn muốn ăn nữa” và cũng nên tránh dầu mỡ, giảm bớt tinh bột,hạn chế các chất kích thích cũng như thức uống có cồn trong thời gian này, nằm ngủ nên kê đầu cao.
Không có phản hồi