MỘT SỐ THAO TÁC Y HỌC CƠ BẢN TRÊN LÂM SÀNG
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Bù nước cho bệnh nhân bằng đường uống nếu bệnh nhân không nôn và đường truyền. Theo dõi bệnh nhân có sốt không? Đau bụng không. Xét nghiệm phân tìm vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột. Theo dõi ion đồ, Hct.
Contents
1.Ho có đàm:
Uống nước ấm làm loãng đàm
Làm ẩm và ấm không khí hít vào
Tập cho bệnh nhân ho có hiệu quả
Vỗ rung lồng ngực
Hút đàm nhớt đối với bệnh nhân hôn mê hoặc không hút đàm nhớt ra được
Thực hiện thuốc Long đàm: acetyl cystein, ambroxol, bromhexin…
Theo dõi tính chất, mầu sắc, số lượng đàm, xét nghiệm đàm tiềm vi trùng
Vệ sinh răng miệng, cá nhân, giữ ấm cho bệnh nhân
Súc miệng bằng nước ấm sau khi khạc đàm
2.Co giật:
Đặt cây đè lưỡi giữa 2 hàm răng tránh cắn lưỡi
Cố định bệnh nhân đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
Thuốc chống co giật theo y lệnh Theo dõi Dhst đặc biệt là nhịp thở
Thở oxy qua canula hay mặt nạ nhằm cung cấp oxy cho bệnh nhân khi có biểu hiện tím tái, khó thở, Spo2 < 90%
Lau mát nếu có sốt
Hướng dẫn người nhà bệnh nhân xử trí khi có co giật xảy ra khi không có nhân viên y tế
Tránh nặ chanh vào miệng bệnh nhân tránh bị sặc
Ở bệnh nhân bị động kinh không nên cho lái xe một mình, không đi sông nước 1 mình, hạn chế tiếp xúc với lửa
Uống thuốc đúng theo y lệnh
3.Tiêu chảy:
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Thực hiện y lệnh thuốc
Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất phân ( đàm máu hay tanh hôi)
Theo dõi tình tràng mất nước ( dựa vào dấu véo da, môi khô, khóc không có nucứ mắt), khát nước
Theo dõi cân nặng, số lần đi tiêu
Theo dõi lượng nước xuất nhập trong 24h
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lầ đi tiêu
Bù nước cho bệnh nhân bằng đường uống nếu bệnh nhân không nôn và đường truyền
Theo dõi bệnh nhân có sốt không? Đau bụng không
Xét nghiệm phân tìm vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột
Theo dõi ion đồ, Hct.
4.Ăn uống kém:
Cho bệnh nhân ăn cân đối giữa các thành phần, phù hợp với tình trạng bệnh lý
Ăn đầy đủ đạm, calo, vitamin
Chia làm nhiều bữanhor trong ngày
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn
Ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn gây dị ứng, kích thích, có gas
Giải thích cho bệnh nhân tầm quan trọng của ăn uống
Cho bệnh nhân ăn qua sonde, hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch
Theo dõi: cân nặng, đạm trong máu
5.Táo bón :
Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng tại giường tránh nằm lâu
Cho bệnh nhân uống nhiều nước Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống nhiều chất xơ, trái cây, thức ăn dễ tiêu
Hướng dẫn người bệnh tập xoa bụng dọc theo cung đại tràng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột
Dặn người bệnh đi đại tiện ngay, tránh dể lâu, tập đi tiêu đúng giờ đều đặn
Bệnh nhân có thể uống thuốc nhuận tràng hoặc có thể thụt pháo cho bệnh nhân
6.Nôn;
Theo dõi số luống màu sắc, tính chất nôn
Cho bệnh nhân nằm nghiêng sang 1 bên khi bệnh nhân nôn, nằm nghỉ ngơi tại giường
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày
Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân
Thực hiện y lệnh thuốc chống nôn
Cho bệnh nhân uống nước ấm khi hết nôn
Theo dõi tri giác của bệnh nhân
7.Nhức đầu, chống mặt:
Dặn bệnh nhân khi thay đổi tư thế phải nhẹ nhàng, từ từ không để bị ngã
Cho bệnh nhân nghỉ ngơi yên tỉnh, thoáng mát tránh tiếng ồn
Tăng cường giấc ngủ cho bệnh nhân
Xoa bóp nhè nhàng ở trán, thái dương
Thực hiện y lệnh thuốc Hạ áp, giảm đau
An ủi, động viên và giải thích cho bệnh nhân bớt lo lắng và được thoải mái
Khuyên bệnh nhân ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh hoa quả
Thường xuyên theo dõi huyết áp cho bệnh nhân
8.Ngứa:
Thực hiện theo y lệnh chopheniramin 4mg
Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh da thường xuyên: dùng khăn lông mềm chậm lên bóng nước không được chà xát mạnh hay cào gãy lên các nốt đậu vì sẽ làm vỡ và để lại nốt sẹo, giữ da khô thoáng
Thay quần áo sạch sẽ, thay drap, giữ drap giường sạch sẽ
Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dung dịch Lactacid pha vào nước khi tắm để giúp giữ vệ sinh da
Hướng dẫn bệnh nhân thoa xanh methylen lên các nốt đậu bj vỡ để ngừa bội nhiễm
Không có phản hồi