PHÂN BIỆT CẢM MẠO VÀ CẢM CÚM THÔNG THƯỜNG
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Cảm là một danh từ chung trong dân gian hay dùng để nói lên phản ứng đường hô hấp trên như: chảy mũi nước, đau họng, lạnh run, mỏi và đau nhức khắp cơ thể…nó xảy ra hàng ngày và ai cũng đã từng mắc phải nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh–>điều trị cũng như dự phòng có sự khác biệt, thông thường thì chúng ta rất hay nhầm_lẫn giữa hai bệnh này và nếu vậy việc điều trị trở nên khó khăn vì không tiên lượng và đôi khi–>việc sử dụng thuốc không đúng cách (lạm dụng kháng sinh) hoặc điều trị không đúng phát đồ–>bệnh trầm trọng hơn (do biến chứng).
Contents
1.NGUYÊN NHÂN
— Cảm mạo: không có tác nhân, thường thì xảy ra đột ngột khi có sự mất quân bình giữa nội môi và ngoại môi (cơ thể và môi trường bên ngoài chưa kịp thích nghi)–>phản ứng của cơ thể thông qua cơ quan đích là đường hô hấp trên, vì nơi đây sớm tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với môi trường bên ngoài và cơ quan này vốn dĩ rất nhạy cảm vì nơi đây được lót bởi niêm mạc và hệ thống miễn dịch.
— Cảm cúm: là do tác nhân bởi virus cúm (siêu vi), lây nhiễm qua đường hô hấp trên khi trong môi trường đó bị ô nhiễm bởi sự hiện diện của virus”cúm” và khi chúng vừa xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp trên thì nơi đây cũng phản ứng ngay theo một hệ thông miễn dịch–>viêm đường hô hấp trên–>nhảy mũi và chảy mũi nước, đau họng, khàn tiếng…
Đường hô hấp trên: được tính từ mũi–> hầu–>họng–>xoang và xuống đến thanh quản (tất cả vùng này được lót bởi niêm mạc). Hệ thống đường hô hấp trên nhiệm vụ chủ yếu là lấy không khí từ bên ngoài vào cơ thể, khi không khí đi qua vùng này chúng được sưởi ấm và thanh lọc không khí trước khi đưa vào buồng phổi. Nó là cơ quan đầu ngoài cùng tiếp xúc trực tiếp với không khí nên mọi bất lợi của môi trường thì nó phải gánh chịu đầu tiên ( bụi, nóng, lạnh, hơi độc, vi khuẫn, nấm mốc virus…). Bởi thế nên xét về bệnh lý đường hô hấp, thì đường hô trên là cơ quan mắc bệnh thường xuyên và tái diễn nhiều hơn cả.
Nguyên nhân:
Cảm lạnh (cảm mạo): là sự mất đối xứng quân bình giữa cơ thể và môi trường, vì nó xảy ra đột ngột–>cơ thể chưa kịp thích nghi–>cảm lạnh(cảm mạo), thường xuất hiện như: thay đổi thời tiết đột ngột (sáng nắng_chiều mưa), thay đổi vùng (chổ ở), đang “phơi”nắng lâu vừa về nhà tắm ngay hoặc là dầm mưa_ dãi nắng… và như vậy thì chỉ có bản thân cá thể đó bị mà không có yếu tố dich tể (nhiều người mắc).
Cảm cúm: là do virus cúm đang hiện diện trong không khí và khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp thông qua đường hô hấp–>virus xâm nhập vào–>cảm cúm, nên lưu ý: đã là virus mà lây qua đương hô hấp thì sự lan toả rất nhanh và có khi gây ra thành dịch ở những nơi có môi trường tiếp xúc nhiều người như nhà trẻ, bệnh viện, trường học…chỉ cần trong phạm vi 5 mét–> hít thở đã bị phơi nhiễm và thêm một đặc tính khá là quan trọng là virus cúm nó có nhiều chủng, nhiều loài và sự biến thể của chúng và hay gặp đang lưu hành bao gồm: Haemophylus ìnfluenae; Adeno virus; virus hợp bào; Á cúm; Rhino virus… nên chúng ta khó tìm ra vaxin phòng chống cúm chung cho mọi loài và y học ngay nay hiện có chỉ một vài vắc xin đặc hiệu được tìm thấy (vd: H5N1…) mà thôi.
2.TRIỆU CHỨNG
Dấu hiệu của cảm mạo: khi có điều kiện thuận lợi như mô tả ở trên thì người bệnh thường biểu hiện: hắc xì; chảu mũi nước, hơi mỏi “mình”; đôi khi có cảm giác rát họng.
Dấu hiệu cảm cúm: ngay sau khi tiếp xúc với nguồn lây(thời gian ủ bệnh rất ngắn) thì người bệnh cũng xuất hiện T/c này nhưng nặng nề hơn như: nhảy_chảy mũi nước, tắc mũi–>giọng mũi, ho khan, khàn tiếng; đau vòm mũi họng; sốt; đau đầu và nhức mỏi khắp người giai đoạn này chỉ kéo dài vài 3 ngày, nếu cơ thể người đó có sức đề kháng tốt hay có sự can thiệp thì lướt qua nhanh và khỏi bệnh, ngược lại nếu là người già và trẻ em và lại không có sự can thiệp y khoa kịp thời–> chận đứng ngay giai đoạn này thì chúng dễ chuyển qua biến chứng do bội nhiễm các vi khuẩn cơ hội (hiện diện các hốc tự nhiên trong cơ thể) và thường gặp là viêm phế quản; viêm xoang hoặc là viêm tai giữa(xem bài viêm phế quản cấp, viêm tai giữa cấp và viêm xoang mà tôi đã viết).
3.ĐIỀU TRỊ
Điều trị: đối với cảm mạo thì chỉ cần điều trị t/c và dân gian hay ứng dụng là “xông lá” và một bát cháo hành “Thị Nở” là khỏi.
Nhưng với cảm cúm là chuyện khác, ngoài điều trị t/c nên dùng kháng sinh chủ động phòng bội nhiễm khi thấy cần thiết và nếu có biến chứng thì sử dụng ngay phát đồ tuỳ theo biến chứng mà nó đã gây ra.
4.DỰ PHÒNG
Dự phòng: cảm mạo thì nên tránh thay đổi thời tiếc đột ngột, tránh ngồi nơi gió lùa, không nên tắm ngay sau khi vừa mới phơi nắng_dầm mưa. Cảm cúm thường xuất hiện theo mùa và nếu thấy cùng lúc có nhiều người mắc thì nên tránh tụ tập nơi đông người nếu thật cần thiết phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang y tế, do (cúm không có vắc xin đặc hiệu cho tất cả các chủng loại, hơn nữa là virus không đáp ứng với kháng sinh), nên rèn luyện nâng cao thể trạng và ăn uống đầy đủ chất.
Không có phản hồi