TIẾP CẬN ĐAU ĐẦU TRƯỚC MỘT TÌNH HUỐNG BẤT KÌ
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Hậu quả do gián đoạn con đường giao cảm. trong chẩn đoán phân biệt, có hội chứng Horner nên nghĩ đến lóc tách động mạch cảnh (hỏi về đau cổ) hoặc tổn thương xoang hang.
Contents
1.NGUYÊN NHÂN
Các nguyên nhân nguy hiểm ta có thể nhớ bằng từ khóa VIVID- sặc sỡ:
Vascular (mạch máu): xuất huyết dưới nhện (SAH), tụ máu (dưới hoặc ngoài màng cứng), huyết khối các xoang tĩnh mạch não, nhồi máu tiểu não
Infection(nhiễm khuẩn): viêm màng não, viêm não
Vision-threatening (Vấn đề thị giác): viêm động mạch thái dương, tăng nhãn áp cấp, đột quỵ (ngập máu) tuyến yên – pituitary apoplexy, bệnh lý chất trắng sau (posterior leucoencephalopathy), huyết khối xoang hang
Intracranial pressure (tăng áp lực nội sọ): tổn thương khu trú (SOL; e.g. u, áp xe, nang), phù não (chấn thương, áp lực), tràn dịch não, tăng huyết áp ác tính
Dissection(lóc tách): carotid dissection (lóc tách động mạch cảnh)
Lưu ý: viêm động mạch thái dương có tên khác là viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm mạch hệ thống
2.CÁCH TIẾP CẬN
Tiếp cận triệu chứng đau đầu tương tự như triệu chứng đau các bộ phận khác của cơ thể: bạn cần mô tả đặc điểm của cơn đau.
Hãy nhớ từ khóa sau SOCRATES:
Site of pain: vị trí đau, có thay đổi vị trí từ khi bắt đầu không?
Onset of pain: khởi phát đột ngột hay từ từ, có yếu tố khởi phát?
C haracter of pain: đau như bị đâm, nông hay sâu, đau như cắn, xé, bỏng rát?
Radiation of pain – Đau có lan đi đâu?
Attenuating factors – yếu tố nào làm dịu cơn đau (tư thế? Thuốc?)
Timing of pain – cơn đau kéo dài bao lâu?
Exacerbating factors – là yếu tố làm cơn đau nặng lên (di động? thở?)
Severity – Mức độ đau theo thang điểm 0 đến 10, 10 là đau nhất (khi sinh nở)
Ngoài ra bạn cần chú ý thêm các yếu tố sau đây:
• Suy giảm ý thức. Đây là yếu tố đang lo ngại với mọi tình huống lâm sàng. Kèm theo đau đầu cần loại trừ SAH. Nếu tiền sử có chấn thương sọ não, có thể gợi ý tụ máu dưới màng cứng (rối loạn ý thức) hoắc tụ máu ngoài màng cứng (rối loạn ý thức sau khi có khoảng tỉnh). Viêm màng não, viêm não cũng ảnh hưởng tới ý thức
• Khởi phát đột ngột, chưa bao giờ đau như vậy. gợi ý SAH, do máu trong dịch não tủy (CSF) kích thích màng não.
Cần hỏi bệnh nhân chính xác thời điểm bắt đầu đau đầu – Đau đầu dữ dội ngay khi khởi phát là đặc điểm của SAH. Bệnh nhân mô tả cảm giác như bị ném quả bóng rổ vào đầu
• Co giật hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú (yếu chân tay, nói khó) gợi ý bệnh lý nội sọ
• 1 thời gian nếu không đau đầu, giờ lại xuất hiện thường ít nguy hiểm. Cơn đau đầu lần này ở bệnh nhân trên 50 tuổi thường gợi ý viêm động mạch thái dương, cho đến khi tìm được nguyên nhân khác
• Giảm thị lực. viêm động mạch thái dương hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi. mù thoáng qua có thể do cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nhưng hiếm khi gây đau đầu. trong cơn đau đầu kèm theo mất thị giác thường do viêm động mạch thái dương, lóc tách động mạch cảnh có thể giảm lượng máu tới võng mạc hoặc bệnh tăng nhãn áp cấp tính
• Đau đầu dai dăng, nặng hơn khi nằm và buồn nôn vào buổi sáng. Gợi ý tăng áp lực nội sọ. Thường đau nặng hơn khi nằm lâu (như ngủ qua đêm) do trọng lực, nhưng cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân cúi xuống. Đau đầu thường nặng lên khi đứng lên do giảm áp lực nội sọ sau chọc tủy sống, nhưng vấn đề này không nguy hiểm, sẽ tự hết sau truyền dịch và nằm xuống trong vài giờ . • Đau tiến triển, dai dẳng. có thể do tổn thương khi trú (u, nang, áp xe, tụ máu).
• Triệu chứng thể tạng (Constitutional symptoms). Giảm cân, vã mồ hôi đêm và/hoặc sốt gợi ý bệnh lí ác tính hoặc nhiễm khuẩn mạn (lao) hoặc (viêm động mạch thái dương) và ở bệnh nhân này như mô tả thì có thể ít nghĩ đến nguyên nhân ác tính. Với tuổi trên 50 có xu hướng nghiêng về chẩn đoán viêm động mạch thái dương
quan sát ban đầu
• Mức độ thay đổi tri giác: thang điểm Glasgow.
• Mạch và huyết áp: tăng huyết áp ác tính.
• Nhiệt độ: sốt và đau đầu gợi ý viêm não, viêm màng não. Dấu hiệu thần kinh khu trú Chú ý danh sách dưới đây chưa đầy đủ
• Yếu chi. Gợi ý bệnh lý nội sọ
• Liệt dây 3. Gây xệ mí mắt, giãn đồng tử và 1 mắt lệch xuống hướng ra ngoài. Ngoài ra SAH do vỡ phình mạch của động mạch thông sau (PCOM). Phình mạch PCOM có thể là nguyên nhân gây đau đầu
• Liệt dây 6. Lác hội tụ và/hoặc giảm khả năng liếc mắt sang 2 bên. Dây 6 có thể bị ép trực tiếp hoặc gián tiếp do tăng áp lực nội sọ. nên nhớ rằng dây 6 có đoạn đi trong nội sọ dài nhất nên dễ bị tác động nhất •
• Liệt dây 12. Kiểm tra xem lưỡi lệch không? Liệt dây 12 có thể do lóc tách động mạch cảnh • hội chứng Horner. Thường chỉ ảnh hưởng 1 bên mặt gồm bộ ba: mi mắt rũ xuống, đồng tử giảm kích thước và giảm tiết mồ hôi bên mặt bị ảnh hưởng (khô da hốc mắt). Hậu quả do gián đoạn con đường giao cảm. trong chẩn đoán phân biệt, có hội chứng Horner nên nghĩ đến lóc tách động mạch cảnh (hỏi về đau cổ) hoặc tổn thương xoang hang
Không có phản hồi