KĨ THUẬT MỞ KHÍ QUẢN CƠ BẢN TRÊN LÂM SÀNG THỰC TẾ
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Mở khí quản ngày nay được coi là một thủ thuật mở một đường thở qua khí quản, từ đó không khí vào phổi qua một lỗ mở khí quản.
Contents
I.ĐẠI CƯƠNG/ ĐỊNH NGHĨA
- Mở khí quản được ngày nay coi là một thủ thuật mở một đường thở qua khí quản, từ đó thay vì không khí từ ngoài phổi qua đường hô hấp trên vào đến phổi thì lúc này không khí vào phổi qua lỗ mở khí quản.
- Mục đích :
- Khai thông được đường thở, sẽ làm giảm khoảng chết giải phẫu (50%)
- Tạo được điều kiện chăm sóc dễ dàng hơn, cũng như là tăng hiệu quả hút đờm
II.CHỈ ĐỊNH
Việc mở khí quản sẽ được chỉ định trong
- Mở khí quản các trường hợp cần hồi sức hô hấp.
- Cần thông khí nhân tạo kéo dài ngày
- Bệnh nhân không có khả năng ho khạc, liệt hầu họng, trong các trường hợp cai thở máy khó
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH (tương đối)
- Rối loạn đông máu nặng nhưng chưa được điều chỉnh, hoặc đang có viêm tấy mô mềm vùng cổ.
V.TIẾN HÀNH
- Khai thông được đường thở, sẽ làm giảm khoảng chết giải phẫu (50%)
VI. TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ THEO DÕI
- Tai biến và biến chứng
- Trong khi mở khí quản
- Chảy máu ảy ra là do đám rối tĩnh mạch giáp hoặc giáp
- Gây ngừng tim: có thể do tắc mạch, cũng có khi loạn nhịp tim, nếu đặt sai vị trí ống MKQ gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất không phát hiện kịp thời.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
- Rạch thủng thực quản, tổn thương thần kinh quặt ngược
- Đặt sai vị trí ống MKQ.
- Trào ngược
- Trong thời gian lưu ống
- Chảy máu kết hợp tràn khí dưới da , tuột ống, nhiễm khuẩn, tắc ống, ứ đọng đờm ở sâu, xẹp phổi cũng hay gặp.
- Trường hợp cần lưu ống MKQ lâu ngày có thể gây rối loạn chức năng nuốt.
- Rối loạn đóng mở thanh môn trong chu kỳ hô hấp trong trường hợp lưu ống NKQ lâu.
- Hẹp khí quản, rò khí quản – thực quản.
- Sau khi rút ống
- Phù nề thanh quản và thanh môn. Rò khí ở lỗ mở khí quản.
- Vết mở khí quản lâu liền hoặc sẹo liền xấu. Khó thở do hẹp khí quản.
- Chăm sóc và theo dõi
- Hút đờm: Số lần hút phụ thuộc vào lượng dịch tiết khí phế quản. Có thể làm sạch và loãng đờm bằng cách nhỏ dung dịch NaHCO3 1,4% hoặc NaCl 0,0% vào khí quản qua NKQ hoặc MKQ. Mỗi lần nhỏ 3-5 ml.
- Thay băng: phụ thuộc vào mức độ chảy máu và dịch tiết, đảm bảo băng tại chỗ luôn khô sạch.
- Thay ống MKQ: tối thiểu sau 48 giờ với thay ống lần đầu (thời gian tối thiểu tạo đường hầm ổn định sau MKQ), khi ống MKQ có dấu hiệu bán tắc hay bị tắc.
Chăm sóc bóng chèn (cuff): đo áp lực cuff 3 lần / ngày duy trì áp lực bóng mức 30 cmH2O.
Không có phản hồi