SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG
Contents
Xương được hình thành trong giai đoạn phôi thai ( vào cuối tháng thứ nhất của phôi ) và tiếp tục phát triển cho tới tuổi trưởng thành.
1.Ở giai đoạn thứ nhất
`Ở giai đoạn thứ nhất , mô liên kết lỏng lẻo của phôi ( thuộc trung mô, mà trung mô bắt nguồn từ trung bì ) biến thành một thể đặc dưới dạng một màng dai., xương được hình thành trên màng dai này .
2. Giai đoạn thứ hai
Giai đoạn thứ hai diễn ra khi các tế bào của thể đặc (màng dai ) biến thành xương , theo hai cách:
-Một số ít xương (gồm các xương vòm sọ , xương hàm dưới và xương đòn 0 được hình thành bằng cách chuyển trực tiếp màng thành xương . Ví dụ , vòm sọ của phôi trước hai tháng chỉ là một màng , từ tháng thứ hai trên màng này xuất hiện những điểm cốt hóa lan rộng dần ra tạo nên những xương dẹt của vòm sọ. Quá trình biến màng thành xương được gọi là màng cốt hóa và xươngđược hình thành theo cách này là xương màng .
-Các xương còn lại ( chiếm hầu hết các xương ) được hình thành từ sụn . Trước hết thể đặc trung mô tạo ra mô hình xương bằng sụn ( ở đầu tháng thứ hai ) . Từ cuối tháng thứ hai , khi sụn phát triển , nó bị mạch máu xâm lấn . Các tế bào do mạch máu mang tới phá hủy sụn và chỗ sụn bị phá hủy được thay thế bằng mô xương . Quá trình này được gọi là sụn cốt hóa và xương được hình thành theo cách này được gọi là xương sụn . Với xương dài , thường thì mô hình sụn bị mạch xâm lấn ở trung tâm ( ứng với giữa than xương ). Các tạo cốt bào do mạch máu mang tới tạo ra xương bằng cách : tế bào tạo xương tiết ra chất cốt giao, chất này ngấm muối calci biến thành xương; điểm tạo xương ban đầu này là trung tâm cốt hóa nguyên phát ( chính ).khi trung taam cốt hóa này phát triển rộng ra tới dưới màng ngoài xương . Sự to ra về đường kính của xương sụn là do màng ngoài xương xây đắp thêm các lá xương đồng tâm kế tiếp nhau (về cơ bản giống xương màng ). Với xương sụn ngắn và nhỏ (xương cổ tay, cổ chân ), sụn được thay thế dần bằng một trung tâm cốt hóa nguyên phát . Xương cột sống và xương dài của chi được hình thành từ nhiều trung tâm cốt hóa gồm : trung tâm cốt hóa nguyên phát ( chính ) tạo ra than xương và cacstrung tâm cốt hóa thứ phát (phụ ), còn được là các trung tâm cốt hóa đầu xương . Các trung tâm cốt hóa đầu xương phần lớn xuất hiện sau khi sinh . Trong quá trình phát triển , các trung tâm cốt hóa đầu xương ngăn cách với trung tâm cốt hóa chính bằng một tấm sụn đầu xương . Sụn này giúp xương phát triển về chiều dài . Tấm sụn đầu xương tăng sinh về phía thân xương và phần tăng sinh này được chuyển thành xương . Khi tốc độ cốt hóa sụn lớn hơn tốc độ tăng sinh sụn thì sụn dần được thay thế hết bằng xương và xương ngừng tăng trưởng về chiều dài .
3. Sự tăng trưởng của xương màng
Sự tăng trưởng của xương màng về cơ bản là một quá trình bồi đắp thêm xương trên bề mặt và các bờ xương . Ví như sự đóng dần của các thóp ( vùng nằm giữa các bờ và góc xương vòm sọ ):xương tiến dần vào màng thóp bằng cách bồi đắp thêm xương vào các bờ xương , đồng thời , màng xương bồi đắp thêm xương lên bề mặt xương .
Thực ra quá trình cốt hóa bao gồm hai công việ diễn ra đồng thời : quá trình kiến thiết nhờ các tạo cốt bào và quá trình phá hủy nhờ các hủy cốt bào . Sự phá hủy xương giúp tạo nên các hốc tủy ở xương xốp , ống tủy ở xương dài và ống Haver của mô xương .
Không có phản hồi