THEO DÕI TRUYỀN MÁU LUÔN KHÔNG ĐƯỢC COI THƯỜNG
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Tin Tức Sức Khỏe
Phải theo dõi chặt chẽ tình trạng của người bệnh trong và sau truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời phản ứng bất lợi liên quan đến truyền máu. Theo dõi bệnh nhân trong vòng 15 phút đầu tiên để phát hiện những dấu hiệu sớm của các phản ứng không mong muốn do truyền máu và theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình truyền máu, ít nhất mỗi giờ trong quá trình truyền máu, khi truyền máu xong.
Contents
·Thông báo khẩn cấp các phản ứng liên quan đến truyền máu cho cơ sở cung cấp máu để phối hợp xử trí kịp thời. Báo cáo ngay kết quả truyền máu và các tác dụng không mong muốn (nếu có) cho Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban An toàn Truyền máu bệnh viện và cơ sở cung cấp máu (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Quy chế truyền máu).
1.Thực hiện việc truyền máu và theo dõi bệnh nhân trong quá trình truyền máu.
·Thực hiện kiểm tra, đối chiếu bệnh nhân và đơn vị máu;
·Định lại nhóm máu tại giường:
a) Truyền máu toàn phần, chế phẩm hồng cầu, bạch cầu: sử dụng huyết thanh mẫu định lại nhóm máu ABO của người bệnh và đơn vị máu trước truyền;
b) Truyền chế phẩm tiểu cầu, huyết tương: sử dụng huyết thanh mẫu định lại nhóm máu ABO của người bệnh và làm phản ứng chéo giữa mẫu máu người bệnh và mẫu chế phẩm;
·Phải theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trong và sau truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời phản ứng bất lợi liên quan đến truyền máu. Theo dõi bệnh nhân trong 15 phút đầu tiên để phát hiện những dấu hiệu sớm của các phản ứng không mong muốn do truyền máu và theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình truyền máu, ít nhất mỗi giờ trong quá trình truyền máu, khi truyền máu xong;
2.Thông báo các phản ứng liên quan đến truyền máu cho cơ sở cung cấp máu để phối hợp xử trí kịp thời
·Phải ghi chép đầy đủ mọi diễn biến tình trạng người bệnh vào Phiếu truyền máu (theo Mẫu số 5 quy định trong Quy chế truyền máu);
·Phát hiện và xử lý các tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu (nếu có), ghi đầy đủ thông tin về tác dụng không mong muốn vào hồ sơ bệnh án và làm xét nghiệm về tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu (Mẫu số 7 ban hành kèm theo Quy chế truyền máu);
·Thông báo các phản ứng liên quan đến truyền máu cho cơ sở cung cấp máu để phối hợp xử trí kịp thời. Báo cáo kết quả truyền máu và các tác dụng không mong muốn (nếu có) cho Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban An toàn Truyền máu bệnh viện và cơ sở cung cấp máu (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Quy chế truyền máu).
Trong trường hợp cần ủ ấm máu thì việc ủ ấm phải thực hiện sau cho không làm tan máu, không làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và phải theo yêu cầu sau:
·Không được ủ ấm mỗi đơn vị máu, chế phẩm máu quá 30 phút.
·Thời gian từ khi ủ ấm đến khi kết thúc truyền máu không quá 6 giờ.
·Ủ ấm máu không vượt quá nhiệt độ 37°C.
Không có phản hồi